HIỆP ĐỒNG

Là cộng lực của nhiều vị thuốc, nhằm tạo được hiệu ứng cao hơn, nhanh hơn và ít tai biến hơn.
Có 3 cách để tạo ra tác động hiệp đồng:

1. Phối hợp các thuốc có tác dụng gần giống nhau để tạo ra tác động hiệp đồng cùng hướng: Sinh địa, huyền sâm để tăng cường bổ âm.
Phối hợp các thuốc có tác dụng khác nhau, để tạo ra tác động hiệp đồng khác hướng nhằm đối phó với nhiều mặt của bịnh chứng: Huỳnh bá + Thương truật sẽ tạo ra tác động vừa thanh nhiệt, vừa giảm thấp.

2. Dùng thuốc này, chế ngự hiệu ứng phụ của thuốc khác, để đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc: Sinh cương + Bán hạ. Gừng sống không những làm giảm độc tính, mà còn làm tăng tác dụng khử đờm của Bán hạ. Huỳnh liên + Nhục Quế: đó là cách phối hợp của một hàn, một nhiệt, sẽ sinh ra hiệu ứng cả hai đều không có, đó là hiệu ứng gây ngủ. 

3. Tăng Liều: Để làm đậm nét, tác dụng của mỗi vị thuốc (độc vị). Tăng liều cam thảo, để tăng tác dụng giải độc, tăng liều Nhân Sâm, để cứu nguy khi hấp hối, tăng liều Bồ Công Anh, đẻ chống ung nhọt.

ĐỐI LẬP VÀ TƯƠNG KỴ

Các thuốc được phối hợp mà hậu quả lại làm giảm, triệt tiêu, hiệu quả của mỗi thuốc riêng lẻ, thậm chí gây ra tai biến cho người sử dụng
Đối lập và tương kỵ, có thể xảy ra ngay trong quá trình bào chế, bảo quản sử dụng thuốc men. Một số tương kỵ với Sắt, Đồng….
Từ xưa người ta đưa ra 18 phản chống và 19 tương úy kỵ

NHỮNG THUỐC PHẢN CHỐNG NHAU

Cam thảo phản chống với Cam Toại, Đại Kích, Hoàn Hoa, Rong biển.
Ô đầu phản chống với Bán Hạ, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch liễm, Bạch Cập
Lê lô phản chống với Nhân Sâm, Sa Sâm, Đơn Sâm, Khổ Sâm, Huyền Sâm, Tế Tân và Bạch Truật.

NHỮNG THUỐC KỴ ÚY NHAU:

Lưu huỳnh với Phác Tiêu
Lang độc với Mật đà tăng
Bả Đậu với Khiên Ngưu
Đinh Hương với Uất Kim
Nha tiêu với Tam Lăng
Xuyên ô với Tê giác
Nhân Sâm với Ngũ Linh chi
Nhục quế với Xịch Thạch chi

Sự phản chống và úy kỵ nói trên, không phải là tuyệt đối, Chẳng hạn như nước ngâm Cam Thảo + Bột Cam Toại (phản chống nhau), nhưng uống để chữa báng bụng, càng làm tăng tác dụng thải nước của Cam toại.
Đảng Sâm + Ngũ linh chi dùng để bổ Tỳ vị, giảm đau, kết quả lại rất tốt mặc dù chúng uy kỵ nhau. 

CẤM KỴ DÙNG THUỐC KHI CÓ THAI

Những thuốc có tác dụng mạnh, độc tính cao như Bả Đậu, Đại Kích, Thiên Hùng, Ban Miêu, Thủy Chí, Mang Trùng, Hồng Hoa, Hùng Hoàng, Xạ Hương là những thuốc cấm dùng cho phục nữ có mang thai.
Những thuốc như Đào Nhân, Đại Hoàng, Phụ Tử, Gừng khô, Nhực Quế, Đông Qui tử, Ý dĩ nhân, Mang Tiêu, Đại chư thạch, Đơn bì là những thuốc phải sử dụng hết sức thận trọng cho phụ nữ có mang thai.

ĐỘC TÍNH CỦA THUỐC

Thuốc đông dược đều có 2 mặt, có lợi và không có lợi, nếu mặt có lợi của thuốc được sử dụng một cách thỏa đáng, thì mặt không có lợi của thuốc sẽ được hạn chế.
Độc tính của thuốc, liên hệ rất chặt chẽ với điều trị, mẫu chốt là người thầy thuốc nắm cho vững dược tính của từng vị thuốc được sử dụng. 
Vậy, để sử dụng thuốc một cách an toàn và lợp lý, cần chú ý 4 điểm sau đây.

1. Nắm cho chắc dược tính của từng vị thuốc. cũng như hiệp đồng và đối lập giữa chúng.

2. Phân biệt rành rọt: Bộ, Cương, Mục, Loại của những thuốc cây cỏ, để không nhầm lẫn. Những vị thuốc dễ nhầm lẫn chẳng hạn như Phụ tử và Ô đầu, Phụ tử và Bạch phụ tử…

3. Nắm chắc tình trạng bào chế, chế biến của thuốc. Mã tiền, Phụ tử đã chế, độc tính của thuốc khác rất xa khi chưa chế biến.

4. Dùng đúng liều lượng, sử dụng đúng dạng thuốc trong điều trị: Ô đầu dùng quá liều sẽ gây ngừng tim, Tuyên Thảo căn dùng quá liều sẽ gây mù mắt…

Những thuốc dùng để uống, để xoa, dùng trong, dùng ngoài, tuyệt đối không được sử dụng nhầm lẫn.