THUỐC THANG

Thuốc thang là thuốc sắc với nước. Dung dịch sắc, thường để uống, có loại chỉ dùng bên ngoài. Tác động của thuốc thang mạnh, nhanh hơn thuốc viên
Thuốc thang thường kỵ với những dụng cụ chưng nấu bằng kim loại dễ oxy hóa, nhất là sắt.
Sắc thuốc bằng siêu rât tốt, bảo về thuốc khỏi có những phản ứng phá hủy dược tính.
Lượng nước cho vào, phải cao hơn lượng thuốc khoản 1-2cm, ngâm độ 5 phút trước khi đun. Thuốc được đun sôi, nên bớt lửa, đảm bảo độ sôi liên tục thêm một thời gian, không nên cho lửa quá nóng, làm dung dịch thuốc bị khô cạn hoặc cháy nám.

Tùy theo yêu cầu điều trị, quyết định thời gian sắc thuốc.
Những thuốc dùng để giải biểu, sắc sôi khoản 10 phút. Thuốc bổ dưỡng có thể sắc lâu hơn, có khi đến 1-2 giờ. Dung dịch thuốc sau khi sắc cô lại còn 200-300ml là vừa. Bịnh nhân có thể chia uống 1-2 lần. Mỗi một toa thuốc có thể nấu nước dão, vì thuốc còn có thể hòa tan và vẫn còn có kết quả.
Ngoại trừ những thuốc giải biểu có mùi thơm, dễ bay hơi. Các toa thuốc đều có thể sắc đến lần thứ 3, tuy loãng, nhưng vẫn còn có tác dụng. 
Những người bị sốt, cần uống nhiều nước, nên dung dịch thuốc sắc có thể nhiều hơn, để bị nhân có thể uống nhiều lần trong ngày.
Những thuốc có trọng lượng nặng, độc tính cao, phải được tán thô, hoặc sắc nhỏ, đung sôi cho thật lâu, rồi mới cho các vị thuốc khác vào đun tiếp.
Chẳng hạn như Từ Thạch, Đại Chư Thạch, Long Cốt, Mẫu Lệ, Qui bản, , Bán Hạ, Sinh phụ tử(độc) cần phải đun sôi cho thật lâu. 
Những thuốc có mùi thơm, dễ bay hơi như bạc hà, hoắc hương, hương nhu, Mộc hương, Những thuốc không nên sắc quá lâu như Đại Hoàng, Câu Đằng nên cho sau cùng để giữ dược tính của thuốc.
Những thuốc dễ làm vẩn đục dung dịch như Thanh Đại, Suyển phúc hoa nên cho vào bọc vải, đun sôi cùng với các vị thuốc khác. 
Những thuốc cần hòa tan trước khi sắc chung với các vị thuốc khác ví dụ như A giao, Lục giác giao, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến độ hòa tan của các vị thuốc khác. Sau khi sắc xong thường uống khi thang còn nóng.
Một số thuốc không cần sắc, chỉ pha vào nước sôi, uống như uống trà: Bột Tam Thất, Bột Hổ Phách, Chu Sa….

 Ngoài thuốc thang còn có cao, đơn, hoàn, tán và thuốc ngâm rượu, gần đây chúng tôi còn có nước tinh chất, ngoài thị trường còn có thuốc bào chế sẵn. Lưu ý cần phân biệt rõ thuốc y học cổ truyền hay còn gọi là thuốc bắc với thuốc tây có thành phần từ thảo dược. Vì cấu tạo của phương thang là kết cấu theo Quân, Thần, Tá, Sứ của các vị thuốc đã được lựa chọn. Thuốc y học cổ truyền được vận dụng theo bát cương, bát pháp, lục phủ ngũ tạng, âm dương ngũ hành…Đọc tiếp ở các bài sau.