Dưỡng sinh mùa đông được gom lại 2 chữ “bế tàng”. Tôi xin trích dẫn 1 số câu trong nội kinh và đút kết từ kinh nghiệm thân bệnh cũng như kinh nghiệm chữa bệnh và nhìn thấy người ta sẽ bệnh nhưng bất lực không làm được gì, nên viết bài này mong rằng ai đó có duyên sẽ đọc được.
Ba tháng vụ Đông vạn vật bế tàng, nước sông đóng thành băng, mặt đất nứt nẻ. Với con người phải:
– Đi ngủ thật sớm, dậy thật muộn, cứ theo mặt trời lặn mọc làm tiêu chuẩn thời gian.
– Khiến ý chí yên tĩnh tuyệt đối như mai phục bế tàng, như có vấn đề riêng tư khó thổ lộ.
– Và cũng có sựu vui khoái như khi đã phát hiện được vấn để bí ẩn.
– Giữ sự ấm áp, lánh xa chỗ lạnh lẽo.
– Không nên làm đổ mồ hôi, vì có ảnh hưởng đến dương khí đang bế tàng.
Làm như thế phù hợp với đạo lý dưỡng sinh của mùa Đông là “tàng khí”. Trái với nếp sống ấy sẽ hại thận, sang xuân sẽ bị chứng nuy quyết, chân tay mềm luội, không có sức mà không ấm (bại xuội).
Trên đây là trích kinh văn đã được dịch và giải thích khá rõ. Trong mùa đông thường bệnh cũng khác với các mùa khác. Đầu tiên phải nhắc đến là cảm lạnh, cái cảm của mùa đông sẽ khác với các mùa khác, thường kèo nóng lạnh, nhức toàn thân, sốt không mồ hôi. Trong khuôn khổ bài viết tôi không kèm cách chữa trị. Tuy cảm lạnh tuy nó tầm thường, có khi uống trà gừng có thể hết được, nhưng nặng có thể gây chết người. Thầy thuốc có học sẽ phân biệt được bệnh chứng mà cho thuốc thì sẽ hết ngay trong ngày, ngược lại không phân biệt được hoặc chưa rõ mà cho dùng thuốc thì cũng nguy hiểm. Ở đây tôi chỉ chú trọng đến việc phòng bệnh. Phòng bệnh cảm lạnh thì chỉ việc giữ ấm cơ thể, giữ ấm trong buổi sáng sớm, không nên thức đậy quá sớm, không nên làm những việc đụng nước như rửa chén, ở vùng quê hay giặt đồ bằng tay, tranh thủ giặt xong lúc mặt trời chưa lên để phơi đồ, lâu ngày sinh chứng tê tay, các ngón co duỗi khó và đau không ngủ được.
Về thói quen sinh hoạt sinh bệnh thì kể không biết khi nào mới hết, chỉ kể vài trường hợp điển hình để mọi người liên tưởng đến bản thân mà biết phòng tránh. Mùa đông là mùa tê tay của các công nhân đông lạnh, mà hầu như ngày nào cũng tê, chỉ mùa đông là nặng hơn. Đó là do công việc mưu sinh họ phải làm việc bằng đôi bàn tay trong nước đá nhiều năm.
Nghề tài xế, hoa tiêu láy xe láy tàu, thường hay thức khuya, dậy sớm, đi mây về gió. Khi đến các cơ sở châm cứu, hầu hết các bệnh đau nhức đều liên quan đến công việc thức khuya, dậy sớm, sương gió, phong trần, và bệnh tăng và nhiều hơn vào mùa đông.
Một công việc nữa trái ngược lại, không đi sương gió, làm đúng giờ và nghỉ đúng giờ cũng gây ra đau nhức đó là dân văn phòng. Ngày nay dân văn phòng thường ngồi trước máy vi tính, tay cầm chuột, tay gõ bàn phím, mắt nhìn màn hình và có khi làm việc ngày hơn 8 giờ. Buổi sáng vội vã thức dậy, ăn sáng, thay đồ, đưa con đi học, buổi trưa hối hả với biết bao công việc, khách hàng, báo cáo, buổi chiều lại mệt lã rước con, cho con ăn, học thêm,…rồi buổi tối tranh thủ viết kế hoạch. Cuộc sống bận rộn ấy làm cho cơ thể càng mệt mỏi, nặng nề, và cơn đau ngày càng đến nhiêu hơn. Có thể giải thích 1 cách đơn giản là hoạt động trí óc là âm, hoạt đông tay chân là dương. Cả ngày bạn cứ hoạt động âm, rồi đến mùa đông là mùa âm nên âm dương càng mất cân bằng trầm trọng, làm cho máu huyết lưu thông kém, nên bệnh đến sớm hơn. Các bạn thân mến, các bạn chỉ cần dành thời gian 30 phút mỗi ngày tập thể dục thì vấn đề của các bạn có thể sẽ được giải quyết. Hãy làm theo lời tôi 3 tháng trước khi đến gặp bác sĩ của bạn, chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn.
Các bậc cao niên mùa này đau nhức càng tăng. Mùa đông liên quan mật thiết đến tạng thận, thận chủ cốt tủy. Mà người lớn thì chức năng thận không thể tốt bằng người trẻ, răng rụng, tóc bạn, khí suy, kèm theo các bệnh thời trẻ, thoái hóa khớp, sinh con đụng nước sớm…Với độ tuổi này thì tôi khuyến khích dùng nhân sâm, rượu sâm, gà hầm thuốc bắc, các món ăn nóng, bổ dương…nó thật sự rất hiệu quả đấy.
Và còn nhiều nữa, bệnh không ai giống ai, bạn đọc có thể cmt bên dưới hoặc gởi câu hỏi cho tôi về trường hợp của bạn nên làm gì, ăn gì hoặc tập luyện thế nào để nâng cao sức khỏe. Cám ơn đã đọc bài viêt dài của tôi.
[thrive_leads id=”170″]
Recent Comments