Nhưng lỡ do công việc phải thức dậy sớm, đi về trễ và mắc mưa thì phải làm sao? Nếu bạn vẫn chưa có dấu hiệu bị cảm, chỉ bị lạnh thì tôi khuyên bạn hãy uống ngay trà gừng. Gừng tươi có tác dụng giải cảm lạnh mới, còn nếu được ai đó làm cho ly nước gừng nóng thì càng tuyệt, hãy uống và cảm nhận, lắng nghe cơ thể, khi cơ thể bạn ấm lên, cảm thấy hết lạnh là tốt rồi đó.
Nhưng lỡ nó không hết và bạn bị cảm thật thì sao? Nếu bạn có những triệu chứng tôi liệt kê như sau: người sờ bên ngoài thì nóng nhưng bên trong thì chỉ muốn trùm mền, cơ thể thì đau nhức khắp mình, mồ hôi không chịu ra, có thể có ho hoặc không. Bạn thấy đúng thì chắc chắn rằng bạn đã bị cảm lạnh vì lý do nào đó. Hãy làm cho cơ thể bạn ra mồ hôi ví dụ như xông hơi, uống những loại thuốc phát hãn, hoặc ăn loại thức ăn nóng cho cơ thể ra mồ hồi, nhớ lau khô và không vội vàng tắm nhé.
Nếu trị được cái lạnh và nhức mình mà cái chân còn lạnh thì sao? Bạn hãy sờ chân đứa trẻ khỏe mạnh, lúc nào chân cũng ấm và trán thì mát hơn, đó là âm thăng dương giáng. Cái khí dương giáng xuống giúp đôi chân ấm áp, ngược lại người già khí suy thường lạnh chân, còn người lớn trẻ tuổi mà lạnh chân thì thận khí suy, quế và phụ tử là 2 loại thuốc quý giúp giải quyết vấn đề này.
Lạnh chân thường gặp ở mùa đông, là người cao minh không dùng thuốc thì phải sống thuận theo tự nhiên, đi ngủ sớm và chờ mặt trời mọc hãy ra khỏi giường, ăn thức ăn nóng như lẩu, gà ác hầm thuốc bắc, uống rượu bổ thận. Bài viết ngắn mong rằng bạn được để lại thắc mắc ở phần bình luận để cùng nhau trao đổi.
Lạnh chân là chứng thường hay gặp vào mùa đông. Vậy là tận thu và sắp lập đông, cái nóng của mùa hè được làm mát bởi mùa thu, và giờ là mùa của lạnh giá. Mùa đông phải làm sao để không bị bệnh? Hoặc ít bệnh nhất?
Cái lạnh của mùa đông đến khắp nơi chứ không phải như mọi người nghĩ là miền Nam không có mùa đông. Mùa đông bế tàng, chúng ta phải đi ngủ sớm, dậy trễ, đi ra ngoài đường phải mặc ấm, che kín để không bị hàn khí xâm nhập vào người.
[thrive_leads id=’170′]
Recent Comments