Tính năng tác dụng của thuốc, những thuộc tính cơ bản của thuốc.
Dựa và cảm giác nóng lạnh và cảm quan mùi vị, người ta phân chia thuộc tính cơ bản của thuốc, thành hai nhóm:
a. Tứ tính: Hàn (lạnh); Nhiệt (nóng); Ôn (ấm); Lương(mát)
Hàn và lương cùng một tính chất. Nhiệt và ôn cùng một tính chất, 2 cặp đó, chỉ khác nhau về mức độ. Những thuốc có thuộc tính hàn nluowng, thường dùng để Thanh nhiệt, Tả hỏa và Giải độc. Sử dụng trong những bịnh chứng nhiệt và dương.
Những thuốc có thuộc tính nhiệt ôn thường dùng để điều trị các bịnh chứng hàn và âm. Một thuộc tính tính thứ 5 là Bình được xếp riêng, không nằm trong 4 thuộc tính nói trên, vì nó có thể phối hợp cả thuốc chưa Nhiệt chứng và Hàn chứng.

Tính năng tác dụng của thuốc được chia thành ngũ vị: Tân(Cay), Cam(Ngọt), Khổ (Đắng), Toan (Chua) và Hàm (Mặn). Riêng vị Đạm (Nhạt) được tách thành một đặt tính riêng, không nằm trong ngũ vị.
Những tính năng tác dụng của thuốc, không những biểu thị tính chất của thuốc, mà còn nói lên mối quan hệ giữa chúng với các nội tạng trong cơ thể.
Tân: Vị cay, có hương thơm: Ma hoàng, Quế Chi, Mộc Hương, Sa Nhân, những nhóm Thuốc này, thường dùng để hành khí, giảm đau, đi vào phế.
Cam: Vị ngọt, có tác dụng bổ dưỡng, hòa dịu, thư dãn những căn thẳng thần kinh và co thắt các mô: Cam thảo, Nhân Sâm, Hoàng Kỳ, …Thường vào Tỳ
Toan: Vị chua, có tác dụng làm săn, cầm ỉa, như vỏ Lựu, Kha Tử…Thuốc thường và Can
Hàm: Vị mặn, có tác dụng làm mềm kết tục, khối u, như Rong biển, Côn bố, Mẫu lệ, Huyền Sâm..thuốc thường vào Thân.
Đạm: Vị nhạt, có tác dụng lợi tiểu như Thông thảo, Ý dĩ nhân, hoạt thạch…

SỰ VẬN CHUYỂN CỦA THUỐC
Thăng, giáng, phù, trầm. Là biểu tượng chuyển vận theo hình sin của thuốc. Những thuốc nóng, có mùi cay ngọt, thường có xu hướng vận động đi lên, chủ định dùng các thuốc này, nhầm đạt được mục đích ổ bịnh ở những phần cao, ở phần ngoài (biểu), từ trong ra và từ dưới lên, chẳng hạn như dùng Thanh liễu làm cho sởi chóng mọc, dùng Thăng ma, Hoàng Kỳ để giảm hiện tương sa dạ dày.
Những thuốc có vị đắng, chua, mặn, những thuốc hàn, lương (lạnh, mát), thường có xu hướng vận động đi xuống, đi vào trong. Sử dụng những thuốc này, nhằm giải quyết những nghịch chứng, chẳng hạn dùng Thạch Quyết Minh nhằm giải quyết tình trạng nghịch lên của can hỏa, hoặc dùng Tô Tử để giáng khí.
Bào chế cũng ảnh hưởng đến sự chuyển vận của thuốc. Thuốc sao với rượu có thể thăng, sao với gừng có thể Tán, sao với mui có thể Hạ.
Theo tập quán dùng thuốc và kết quả lâm sàng từ bao đời nay, người ta nghiệm ra rằng, sự vận động của thuốc thực sự đã đi vào các kinh mạch (Qui Kinh), thuốc ho vào Phế Kinh, thuốc cầm ỉa vào Tỳ Kinh, Một số thuốc thanh nhiệt như Tang Bạch Bì, Hạ Khô Thảo vào Phế Kinh và Vị Kinh. Những thuốc bổ dưỡng như Thục Địa vào Thận Kinh, còn Bạch Truật thì vào Tỳ Kinh.

TÍNH NĂNG TÁC DỤNG CỦA THUỐC HÀ THỦ Ô ĐỎ

Mời bạn đọc đón xem bài viết tiếp theo về HIỆP ĐỒNG VÀ ĐỐI LẬP CỦA THUỐC, cấm kỳ trong dùng thuốc và những độc tính của thuốc, CÁC DẠNG THUỐC THƯỜNG DÙNG..,